4 món bánh Thanh Hóa mộc mạc nhưng cứ ăn là nghiện

1755

Không cần phải cao lương mỹ vị, chỉ cần vài món bánh đơn giản thế thôi, mảnh đất Thanh Hóa đã chinh phục đã biết bao thực khách khó tính.

Điểm mặt “4 món bánh Thanh Hóa mộc mạc nhưng cứ ăn là nghiện” cùng Phòng vé Đặt vé rẻ.

Bánh răng bừa

Trước đây bánh răng bừa chỉ những dịp lễ Tết mới có, nhưng giờ thì nó được làm để bán quanh năm và là món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Bánh răng bừa

Bánh răng bừa được làm từ bột gạo tẻ xay nhuyễn gói cùng thịt lợn xay nhỏ, hành khô, mộc nhĩ sau đó gói cùng những chiếc lá dong tươi hoặc lá chuối ngự rồi đem luộc chín. Khi mới luộc xong, bánh dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào rất mềm và ngon. Còn nếu không thích ăn bánh nóng, bạn có thể để nguội, sau đó ăn sần sật cũng ngon không kém.

Bánh cuốn

Dù rằng “đặc sản Hà Nội” bánh cuốn Thanh Trì đã quá nức tiếng, thế nhưng ở xứ Thanh cũng có một món bánh cuốn nổi tiếng không kém khi hương vị sở hữu rất riêng.

Khác với bánh cuốn thịt mộc nhĩ Hà Nội đơn thuần, bánh cuốn Thanh Hóa là thứ bánh cuốn tôm thịt rất mới mẻ và lạ miệng. Phần nhân ngọt đậm vị tôm tươi, vỏ bánh mềm dẻo mỏng tang chấm cùng nước mắm pha nhạt điểm qua vài lát ớt, kèm thêm miếng chả nướng ăn cùng thì quả không biết bao nhiêu cho vừa.

Nhớ Hà Nội, nhớ ẩm thực Hà Nội hôm nay thì đặt vé máy bay đi Hà Nội thôi bạn!

Bánh đúc sốt

Là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị đặc biệt và màu xanh ngọc đẹp mắt, bánh đúc sốt được nấu từ gạo tẻ cùng ít nước vôi trong, thêm chút mỡ và hành phi cho thơm bánh. Phần màu xanh ngọc đẹp mắt thì lấy từ nước cốt rau ngót hoặc rau cải giã rồi pha vào nồi bánh, thế là xong.

Bánh đúc sốt phải ăn nóng, mỗi khi có khách gọi, cô bán hàng mới chậm rãi múc bánh ra bát rồi thêm vài thìa đỗ xanh được nấu chín là hoàn thành. Hương vị là lạ, ngầy ngậy của bột gạo nấu cùng nước rau, lại thêm đỗ xanh bùi bùi khiến món ăn này mới ăn đã nhớ mãi. Đây cũng là món ăn gắn với bao ký ức thủa còn thơ của người dân xứ Thanh.

Bánh khoái tép nồi gang

Nghe cái tên có vẻ giống “đặc sản” bánh khoái xứ Huế nhưng cách chế biến và hương vị lại có nhiều điểm khác nhau.

Đầu tiên, người ta phải bắc chảo đung cho nóng ran rồi đổ mỡ. Kế đó nhanh tay cho một lớp bắp cải, rau cần lên rồi tiếp đó mới tráng bột mỏng vào và rắc tép lên. Để khoảng 30 giây cho bánh chín rồi đặt ra đĩa và dùng ngay.

Bánh mới bắc ra rất thơm, có vị ngọt của rau cần, bắp cải lẫn vị tươi ngon của tép đồng và giòn tan viền bánh, chấm cùng thứ nước mắm cốt cá quê thì quả là miễn bàn. Bánh ngon nhất là thưởng thức khi còn nóng.

Nếu muốn thưởng thức thứ bánh đặc sản này, Đặt vé rẻ khuyên bạn hãy tìm đến các hàng bánh khoái thường bán tầm chiều muộn ở phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên…