Đứng hình trước vẻ đẹp truyền thuyết của tháp bà Ponagar – Nha trang

2563

Du lịch đến thành phố biển Nha trang khách du lịch trong nước cũng như quốc tế ai nấy cũng đều đứng hình trước vẻ đẹp truyền thuyết của tháp bà Ponagar – Nha trang và không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp quá đỗi cổ tích của tháp bà Ponagar và thầm ngưỡng mộ những con người đã xây dựng lên tuyệt tác văn hóa này, được biết đến là  một công trình văn hóa của người Chăm hiện nay là một di tích văn hóa đồng thời là điểm hấp dẫn khách du lịch nhiều nơi. Quần thể tháp được xây dựng vào thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh tại vương quốc Chăm pa cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống của cộng đồng này.

Kiến trúc độc đáo của tháp bà Ponagar của người Chăm
Kiến trúc độc đáo của tháp bà Ponagar của người Chăm

Tháp bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50m so với mực nước biển ở sông Cái cách trung tâm thành phố Nha trang khoảng 2km về hướng Bắc. Trước kia được dùng để thờ nữ vương Jagadharma cai trị Ấp từ năm 646 đến năm 653 và được Prithu Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Ây Tra, trên một ngọn đồi cao để thờ tượng nữ thần Bhagavati

Năm 774 đền Ponagar bị quân Nam Đảo xâm lăng, phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch đến năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới tận ngày nay. Những bia ký sự còn sót lại ở Ponagar cho thấy được nhiều dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ. Liên hệ trực tiếp đến văn phòng đặt vé rẻ chính thức Việt nam để sở hữu ngay chuyến đi tới thành phố biển xinh đẹp và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu di tích tháp bà Ponagar.

Những bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ của nền văn hóa Chăm pa
Những bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ của nền văn hóa Chăm pa

Tháp gồm có 3 tầng, đi từ dưới lên trên, tầng thấp nhất là ngôi tháp cổng nhưng ngày nay nó không còn tồn tại nữa.Tầng giữa gọi là Mandapa dành cho khách hành hương nghỉ nghơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m gồm 4 cột hình bát giác. Tầng trên cùng là nơi ngọn tháp tọa lạc, những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu gạch Chăm, gạch xây khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m chính là tháp Ponagar.

Cho đến nay tháp bà Ponagar vẫn là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp dù nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và nhiều công trình nghiên cứu được mở ra. Người ta vẫn chưa hiểu người Chăm làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng lên nhau khít mà không cần một chất kết dính nào. chính điều kỳ lạ độc đáo này đã thu hút du khách đến với tháp để tìm hiểu nền văn minh của người Chăm trong quá khứ.

Tháp Ponagar có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú đá. Bên trong là tượng nữ thần được tạc bằng đá hoa cương đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn tựa lá bồ đề. Bức tượng là một kiệt tác mang đặc trưng văn hóa Chăm Pa cổ xưa, sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi, trên đỉnh tháp thì thờ tượng thần Shiva và các linh vật khác như thiên nga, voi…vv.

Nhiều lễ hội được người Chăm tổ chức hằng năm ở tháp bà Ponagar
Nhiều lễ hội được người Chăm tổ chức hằng năm ở tháp bà Ponagar

Nơi đây cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra lễ hội, chủ yếu từ ngày 21-23 âm lịch hằng năm. Ngoài phần lễ còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như múa bóng, Apsara,  hát văn, diễn tuồng, vũ điệu Chăm trình diễn nghệ thuật gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm.

Với lối kiến trúc độc đáo gần như còn nguyên vẹn qua dòng thời gian của công trình, tháp bà Ponagar đã níu chân biết bao khách du lịch mỗi khi du khách đến đây. Nếu bạn đang có ý định săn vé máy bay đi Nha trang giá rẻ 2016 thì cũng đừng quên ghé thăm tuyệt tác kiến trúc cổ xưa của người Chăm trong chuyến hành trình du lịch của mình.