Về với đỉnh thiêng Yên Tử

2584

Nếu là một người yêu thích du lịch tâm linh thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua Yên Tử – ngôi chùa linh thiêng và độc đáo ở Quảng Ninh. Đặt vé rẻ xin giới thiệu một vài thông tin hữu ích cho chuyến đi Yên Tử của bạn được thuận lợi và suôn sẻ.

CHÙA YÊN TỬ – QUẢNG NINH

“Trăm năm tích đức tu hành, chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Yên Tử
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Yên Tử

Yên Tử là một địa danh nổi tiếng với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam từ khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, các công trình kiến trúc, điêu khắc ở Yên Tử vấn hội tụ khá đầy đủ và giữ nguyên được những nét phong cách của các thời đại vua Trần, vua Lê, vua Nguyễn.

Ngoài việc lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền phật giáo, Yên Tử còn nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên hung vĩ thu hút rất nhiều khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước.

Bạn sẽ phải trải qua quãng đường hơn 6000m từ chân núi cho đến chùa Đồng, leo qua vô số các bậc thang cao thấp, uốn lượn. Cuộc hành hương về đất Phật này sẽ giúp bạn có được sự thanh thản, yên bình, tâm tịnh, lòng an.

Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch, tuy nhiên Du lịch Yên Tử lại diễn ra quanh năm.

Một số điểm tham quan ở Yên Tử

-Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Tương truyền rằng, khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai và quyết đi tu hành, các cung tần mỹ nữ của ngài đã đi theo và khuyên ngăn nhưng không được nên họ gieo mình xuống suối để tự vẫn. Vua đã cho xây dựng ngôi chùa để giải oan cho họ.

-Chùa Hoa Yên: có chiều cao 534m, được xem là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử. Đây là nơi Phật Hoàng giảng đạo khi xưa. Ban đầu chùa có tên là Phù Vân, tới đời nhà Trần thì đổi tên là Vân Yên. Sau cùng đến đời nhà Lê, đúng lúc vua Lê Thánh Tông đi thăm chùa vào mùa hoa cỏ mọc xanh tươi, nên lại được đổi tên thành Hoa Yên cho tới bây giờ.

-Chùa một mái: có kiến trúc gồm ba gian tương ứng với ba bàn thờ gồm: bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Nơi này lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và ” đụn gạo”.

-Chùa Đồng: Nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.068m, được làm bằng đồng nguyên chất với chiều rộng 3,6m, chiều dài 4,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn, giống như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự.

Chùa Đồng - Yên Tử
Chùa Đồng – Yên Tử

Ngoài ra có một số địa điểm tham quan khác ở Yên Tử như: Tháp Tổ, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc, Chùa Trình/ đền Trình, Tháp Huệ, Chùa Vân Tiêu,..

Đường đi

-Với du khách ở khu vực miền Bắc: bắt xe khách, xe buýt về đến Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

-Với du khách ở các khu vực khác: đặt vé máy bay đi Hải Phòng giá rẻ (hoặc Hà Nội), sau đó bắt xe khách về Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Đến Yên Tử, bạn có thể chọn 2 cách để đi tham quan: leo bộ hoặc đi cáp treo

Chùa Yên Tử - Quảng Ninh
Chùa Yên Tử – Quảng Ninh

Một số lưu ý khi đi Yên Tử

-Nên đi giày mềm, đế bệt phù hợp cho việc đi bộ leo núi.

-Tùy vào từng mùa mà mặc quần áo cho phù hợp. Tuy nhiên mùa hè nên mang theo áo khoác vì càng lên cao sẽ càng lạnh.

-Cảnh giác ví tiền và vật dụng có giá trị để tránh bị móc túi

-Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi qui định.

-Nên mang theo một ba lô nhỏ, gọn nhẹ để đựng ít đồ ăn, nước uống.

-Có thể mua gậy để leo cho đỡ mất sức.