Nét ẩm thực độc đáo trong phong tục đón tết cổ truyền của người châu Á

Tết nguyên đán không chỉ là ngày đặc biệt quan trọng ở Việt Nam mà còn cả những nước châu Á khác. Tuy có những phong tục đón tết khác nhau nhưng mỗi quốc gia đều có những món ăn truyền thống đặc trưng với quan niệm rằng. Thưởng thức những món ăn đó sẽ mang lại may mắm trong cả năm.

2201

Tết nguyên đán (hay tết âm lịch) là dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm của một số quốc gia châu Á theo lịch mặt trăng. Giống như Việt Nam có bánh chưng bánh tét. Thì các quốc gia khác cũng có những phong tục và món ăn ý nghĩa để đón chào năm mới. Dù mỗi nơi mỗi khác nhưng tất cả nghi lễ, phong tục và món ăn ở các nước đều là lời ước nguyện cầu mong mọt năm mới tốt lành, hạnh phúc. Đại lý Vé rẻ xin giới thiệu những món ăn độc đáo trong ngày Tết của người châu Á

Tết cổ truyền Việt Nam

Trong tâm thức của người Việt Nam, Tết là khoảng thời gian để trở về nguồn cội, đoàn tụ với gia đình. Và ngày tết cũng là lúc người ta chuẩn bị rất nhiều món ăn nhất để cầu mong cho một năm no đủ và sung túc. Ẩm thực ngày tết không chỉ đơn giản là món ăn thức uống và còn là tinh hoa dân tộc bao đời được kết tinh trong những món ăn ngày tết. Tronh những phong tục tập quan ngày tết, không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực như là bản sắc dân tộc của một quốc gia Đông Á.

Gói bánh chưng ngày tết cổ truyền Việt Nam
Gói bánh chưng ngày tết cổ truyền Việt Nam

Bánh chưng là món ăn không bao giờ thiếu trong những  ngày tết. Trên bàn thờ tổ tiên và trong mâm cỗ của người Việt luôn luôn phải có bánh chưng. Đây được xem là quốc hồn quốc tuy của dân tộc Việt Nam. Bánh được làm từ gạo nếp loại ngon, nhân đậu xanh, thịt mỡ, và được gói bằng lá dong vuông vức, sau đó đem luộc chín.

Nếu như trong ngày tết của người miền Bắc luôn có món như bánh chưng, giò lụa, dưa hành, nem rán, canh măng chân giò…Thì ngày Tết miền Trung lại không thể thiếu những món ăn dân dã như dưa món, nem chua, thịt bung… Còn miền Nam trong những ngày đầu năm luôn phải có món ăn như thịt kho tàu, mướp đắng nhồi thịt, bánh tét tôm khô, củ kiệu…

Tết của người Trung Hoa

Vốn coi phong tục, trên bàn tiệc đầu năm của người Trung Quốc có rất nhiều những món ăn may mắn nhưng quan trọng nhất vẫn là cá và bánh bao. Hai món ăn này mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và no ấm.

Theo phát âm của người Trung Quốc chữ cá có cách phát âm gần giống với từ “dư” trogn chữ “dư thừa”. Bên cạnh đó, món mỳ trường thọ và bánh sủi cảo hình dánh giống quan tiền cũng được mệnh danh là món ăn may mắn cho cả năm.

Mâm cơm ngày tết của người Trung Quốc
Mâm cơm ngày tết của người Trung Quốc

Nếu như bánh chưng bánh tét là những món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết Việt thì bánh Tổ cũng là món ăn không thể thiếu đối với người Trung Hoa trong ngày tết. Bánh tổ được làm từ gạo nếp dẻo, thơm, đường thắng kỹ, cùng với một chút gừng để tạo vị và dậy mùi.

Ngoài ra cơm tất niên của người Trung Quốc còn một số món ăn như bánh bao hình cá, sủi cảo, kim quất, thịt muối mặn ngọt, gỏi cá sống, các chiên sốt chua ngọt, gà Kung Pao, vịt quay.

Tết Âm lịch của Hàn Quốc

Mâm cơm ngày tết của người dân Hàn Quốc thường có đến 20 món. Bên cạnh kim chi hay canh rong biển quen thuộc, mâm cơm nhất thiết phải có canh bánh gạo. Canh bánh gạo gồm có bánh gạo và nước hầm, ngoài ra còn có bánh gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, hành. Ăn canh bánh gạo được xem là món ăn mang lại nhiều may mắn và đánh dấu một năm qua đi với người dân xứ sở kim chi.

Canh bánh gạo của người Hàn Quốc
Canh bánh gạo của người Hàn Quốc

Bánh gạo nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người Hàn. Nguyên liệu chính của món này là bột gạo nếp, nhân đậu đỏ, vừng… Bánh thường được nặn thành nhiều hình dạng, với đủ màu sắc bắt mắt.

Ngoài ra còn có những món như miến xào thập cẩm, canh sườn bò, bánh gạo nếp, hay rượu hoa quả… Là những món ăn không thể thiếu trong ngày tế truyền thống của người Hàn Quốc.

Tết cổ truyền của người Singapore và Malaysia

Món ăn truyền thống nổi tiếng của Singapore và Malaysia trong ngày tết là Ya Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi gừng chua…Khi ăn được dọn ra sẽ bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh.

Món ăn Ya Shang là món ăn truyền thống của hai đất nước Singapore và Malaysia
Món ăn Ya Shang là món ăn truyền thống của hai đất nước Singapore và Malaysia

Bên cạnh đó người dân Malaysia và Singapore thêm cá vào món Yu Sheng để cầu may mắn, thêm cà rốt để cầu cho phát đạt, thêm dưa leo cầu trẻ mãi không già, và thêm dầu lên các nguyên liệu với ngụ ý tăng may mắn và phát tài. Bạn có thể thưởng thức những nét độc đáo trogn ngày tết của Singapore bằng cách mua vé máy bay đi Singapore khứ hồi để có những trải nghiệm độc đáo ở Singapore.

Ngoài ra còn các loại bánh khách như: Bánh Nian Gao ngụ ý thắt chặt tình thân, thịt khô Bak Kwa mang may mắn đến, mỳ trường thọ mong ước cả năm được bình an và sống lâu trường thọ…

Tết dương lịch của người Nhật Bản

Nhật Bản đã bỏ ăn Tết âm lịch từ năm 1873. Kể từ đó, người Nhật chỉ ăn tết Dương lịch, tuy nhiên khi nói về ẩm thực truyền thống trong ngày tết của người Nhật Bản cũng có nhiều điều thú vị.

Món Osechi
Món Osechi

Mâm cơm tết của người Nhật được gọi là Osechi. Vào những ngày cận tết là lúc người Nhật chuẩn bị các món ăn Osechi để cùng thưởng thức với gia đình trong dịp Tết. Món ăn thể hiện cho sự hạnh phúc chồng hạnh phúc. Vì vậy  món ăn được đặt vào khay và xếp chồng lên nhau.

Ngoài ra, mâm cỗ Tết của người Nhật Bản còn có một số món ăn khác như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương, tất cả được đựng trong một chiếc hôp jubako.